Hotline/Zalo: 0963.175.279
Can thiệp sớm là việc lên kế hoạch và thực hiện những biện pháp giáo dục sớm cho trẻ có khó khăn trong phát triển trí tuệ trước 5 tuổi. Đây cũng được xem là giai đoạn vàng trong can thiệp cho trẻ.
Mục tiêu của can thiệp sớm cho trẻ là nhằm phát triển tối đa tiềm năng về hành vi, ngôn ngữ, nhận thức,… giúp trẻ khắc phục những khó khăn hiện có để trẻ sớm hòa nhập và thích nghi được với môi trường cộng đồng.
Quy trình của can thiệp sớm:
Giai đoạn 1: Phát hiện sớm: Ba mẹ - những người chăm sóc trẻ khi thấy trẻ có những dấu hiệu như:- Về giao tiếp/tiếp xúc mắt: trẻ thờ ơ, không phản ứng lại với những kích thích, tương tác từ bên ngoài như những lúc ba mẹ nói chuyện, chơi đùa với trẻ (có thể quan sát được khi trẻ ở giai đoạn 3 tháng tuổi).
- Về ngôn ngữ: Trẻ chậm nói, không có ngôn ngữ hoặc sử dụng ngôn ngữ không đúng bối cảnh….(trẻ chưa biết chỉ hoặc gọi tên khi đã 24 tháng tuổi; trẻ hay nói không đúng ngữ cảnh hoặc không hiểu những chỉ dẫn đơn giản,…).
- Về hành vi: có những hành vi lặp đi lặp lại; những hành vi không kiểm soát được gây nguy hiểm cho bản thân và người khác;… (đi lại thường xuyên và khó ngồi yên một chỗ; quay tay liên tục; ném đồ;…).
Giai đoạn 2: Chẩn đoán sớm: Khi thấy con mình có những biểu hiện như trên ba mẹ - những người chăm sóc trẻ cần đưa trẻ đi thăm khám để xác định vấn đề của trẻ đang gặp phải và để được tư vấn về định hướng làm như thế nào để giúp khắc phục những khó khăn của trẻ.
Giai đoạn 3: Can thiệp sớm: Ba mẹ - những người chăm sóc trẻ cần chấp nhận vấn đề của trẻ và cho trẻ đi can thiệp sớm. Đồng thời cần phối hợp trong quá trình trẻ đi can thiệp để giúp trẻ nhanh tiến bộ và hòa nhập với cộng đồng.
Can thiệp sớm sẽ giúp cho trẻ có nhiều cơ hội hơn để phát triển và hòa nhập với cộng đồng. Vì vậy, ba mẹ cần cho trẻ đi can thiệp ngay khi phát hiện ra các vấn đề của con, đừng để kéo dài thời gian sẽ làm cho mức độ phát triển của trẻ bị ảnh hưởng.
Cô Hồng Nga