Hotline/Zalo: 0963.175.279

Trang chủ > Blog

BÙNG NỔ TÂM LÝ Ở TRẺ VÀ CÁCH XỬ LÝ

Bùng nổ tâm lý ở trẻ nhỏ thường xuyên xảy ra  đặc biệt là với những trẻ gặp khó khăn về nhận thức cũng như giao tiếp thì cường độ và tần xuất của những cơn bùng nổ tâm lý lại càng tăng. Bởi vì trẻ không biết cách thể hiện cho người khác hiểu là trẻ đang muốn gì. Ví dụ: khi trẻ muốn chơi ô tô nhưng mẹ lại liên tục đưa cho trẻ hộp sữa. Trong khi đó trẻ lại hạn chế về lời nói nên không thể nói cho mẹ biết. Khi đó trẻ sẽ có hành vi phản ứng lại

mtpm_2Bung-no-tam-ly-o-tre-1.jpg

Ảnh minh họa

Vậy bùng nổ tâm lý là gì?  

Đó là những phản ứng mang tính tiêu cực về mặt cảm xúc lên đến đỉnh điểm cao trào.

Những cơn bùng nổ tâm lý được thể hiện như: chạy nhảy giậm mạnh chân xuống sàn nhà, la hét, cáu giận, đập đầu, nằm lăn ra sàn nhà khóc, tự cắn mình hoặc đánh người khác,…

Đối diện với những cơn bùng nổ tâm lý như vậy của trẻ cha mẹ cần phải xử lý như thế nào? Sau đây là một vài lời khuyên cho cha mẹ:

Đối với những cơn bùng nổ tâm lý dữ dội có thể gây nguy hiểm đến bản thân trẻ hoặc người khác thì ba mẹ cần phải ngăn chặn ngay lập tức để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.

mtpm_2Bung-no-tam-ly-o-tre-2.jpg

Ảnh minh họa

Còn nếu những cơn bùng nổ tâm lý của trẻ không gây nguy hiểm thì ba mẹ cần lưu ý một vài đều sau:

- Đầu tiên ba mẹ phải kiên định và có thái độ rõ ràng về cơn bùng nổ đó của trẻ (nếu như ba mẹ đã biết được nguyên nhân của cơn bùng nổ tâm lý đó). Ví dụ: làm ngơ đi cơn bùng nổ tâm lý đó của trẻ.

- Áp dụng những quy định và thưởng phạt rõ ràng. Ví dụ: Nếu con làm thì con sẽ được chơi ô tô, nếu không làm thì không được chơi (ô tô là món đồ trẻ thích và là nguyên nhân dẫn đến cơn bùng nổ tâm lý đang diễn ra)

- Còn đối với cơn bùng nổ tâm lý của trẻ chưa rõ nguyên nhân thì ba mẹ cần phải tìm hiểu nguyên nhân trước. Tại sao con mình lại như vậy? Nguyên nhân là gì? Ba mẹ cần phải biết được nguyên nhân thì mới giải quyết được vấn đề.

- Khi những quy định đặt ra không thực hiện được và việc thưởng phạt không còn tác dụng đối với trẻ nữa thì chúng ta cần phải sử dụng một chiến lược mới. Bởi vì, những cơn bùng nổ tâm lý là cách mà trẻ không vừa ý với một vấn đề nào đó hoặc là bọn trẻ muốn gây sự chú ý đối với chúng ta.

- Khi những cơn bùng nổ tâm lý vẫn cứ tiếp tục diễn ra, lặp đi lặp lại nhiều lần mặc dù ba mẹ đã kiên quyết thực hiện những quy định thì liệu những cơn bùng nổ này có phải là do trẻ cố ý hay không nó không còn quan trọng nữa. Khi đó chúng ta cần thay đổi nguyên nhân dẫn đến cơn bùng nổ và dạy cho trẻ những cách hay hơn để đối diện với những tình huống dễ có vấn đề đó. Ví dụ: khi con nghe âm thanh của máy khoan tường  nhà bên cạnh khá to khiến con khó chịu thì con hãy bịt tai  và đi vào phòng đóng cửa lại, mặc khác con cũng có thể nhờ đến sự giúp đỡ của ba mẹ, ba mẹ có thể qua nhà bên cạnh để nói với người ta hãy khoan khi con đã đi học,…

Ba mẹ không thể nào dập tắt hết tất cả các cơn bùng nổ của con hoặc là mong muốn chúng không xảy ra, bởi vì ba mẹ không thể kiểm soát được hết mọi vấn đề. Tuy nhiên ba mẹ có thể hạn chế hoặc giải quyết được vấn đề đó nếu như biết được nguyên nhân và ba mẹ cũng cần phải kiểm soát cảm xúc của mình trước những cơn bùng nổ tâm lý đó của con.

Cô Hồng Nga