Hotline/Zalo: 0963.175.279

Trang chủ > Blog

Các dấu hiệu nhận biết trẻ bị chậm nói

Chậm nói đang là vấn đề mà rất nhiều trẻ em gặp phải hiện nay. Câu hỏi được các ba mẹ đặt ra là khi nào con mình biết nói?

Trẻ chậm nói được coi là khác biệt, chậm hơn so với những trẻ khác. Có đa số  phụ huynh khi được hỏi về vấn đề này thường có nhận định chung “bé nhà mình cái gì cũng biết, mỗi cái không biết nói, không thích nói” , một số phụ huynh thắc mắc không biết con mình chỉ chậm nói theo kiểu đơn thuần hay là con bị tự kỷ, bị rối loạn ngôn ngữ…!

Chậm nói có 2 loại (chậm nói đơn thuần và chậm nói bệnh lý). Khi nào chẩn đoán trẻ là chậm nói đơn thuần, khi nào chẩn đoán trẻ mắc rối loạn,các ba mẹ có thể chú ý quan sát một số dấu hiệu để nhận biết kịp thời sau:

Chậm nói đơn thuần: Là trẻ đến tuổi tập nói (khoảng 1 tuổi trở lên) chưa nói được hoặc chưa bập bẹ được từ nhưng trẻ nghe hiểu được người khác đang nói gì và thực hiện được yêu cầu của người khác (vd: chỉ/lấy được đồ dùng cá nhân, đồ vật quen thuộc xung quanh…). Cụ thể:

*6-12 tháng: Trẻ không bập bẹ, ít liên kết, thờ ơ khi giao tiếp, không bắt chước âm thanh như “ba ba, bà bà” hoặc không nói “ba”,”bà” để gọi người thân

*13-15 tháng: Trẻ không nói được 4-7 từ,người lạ không hiểu được điều trẻ muốn nói

*16-24 tháng: Trẻ không nói được 50 từ đơn lẻ và khó khăn trong việc phối hợp từ để tạo thành câu và không biết nhại lời, không biết đặt câu hỏi “cái gì đây?”

*>36 tháng: Trẻ chưa dùng được 3-5 từ /câu,chưa biết đếm số từ 1-3 và chưa biết kể câu chuyện một cách chi tiết

*4-5 tuổi: Trẻ chưa nói được câu dài có 6-8 từ,chưa đếm chuẩn số 1-10 và chưa phân biệt được chính xác 4 màu sắ

Chậm nói bệnh lý: Đến tuổi tập nói (trên/dưới 1 tuổi) nhưng trẻ chưa nói được, đồng thời trẻ không nghe hiểu được người khác nói gì, trẻ cũng chưa nhận biết được bản thân cũng như đồ dùng quen thuộc xung quanh, đôi khi có hành vi kèm theo như lăng xăng, không tập trung,không hoặc ít giao tiếp. Cụ thể 1 số dấu hiệu ba mẹ cần lưu ý:

*9-12 tháng: Không bập bẹ nói , không vẫy tay chào hay không biết chỉ để thể hiện nhu cầu

*16 tháng: Chưa nói được các từ đơn

*24 tháng: Chưa nói được các từ đôi,câu ghép

*>2 tuổi: Khó bật âm,không vui vẻ cười đùa, hạn chế giao tiếp xã hội

♥ Chậm nói đơn thuần hay chậm nói bệnh lý cũng đều cần phải can thiệp sớm bằng phương pháp giáo dục, vì trẻ chậm nói ở độ tuổi nhỏ nếu không được can thiệp sớm, không chỉ ảnh hưởng đến khả năng nhận thức, tư duy,trí tuệ mà còn ảnh hưởng đến tâm lý trẻ. Trẻ thích làm theo ý mình hoặc quấy khóc, ăn vạ vì không tìm được cách diễn đạt để người khác hiểu được mình.